Ferenc Puskas: Người vẽ nên những siêu phẩm và đế chế bóng đá

Ferenc Puskas là tiền vệ công kiệt xuất của bóng đá Thế giới và mỗi khi nhắc đến tên ông, người ta chỉ biết đến những tuyệt phẩm bàn thắng.

Sinh tại Budapest vào 02/04/1927, Ferenc Puskas Biro thừa kế niềm đam mê trái bóng tròn từ chính cha của mình. Năm 9 tuổi, Puskas gia nhập đội trẻ của Kispesti (sau này chuyển tên thành Honved) và có trận đấu ra mắt ở đội hình chính chỉ 7 năm sau đó trong năm 1943. Cho dù từng bị chỉ trích là thường xuyên cầm bóng quá lâu, tài năng xuất chúng của Puskas cũng dần được thừa nhận và trở thành sự lựa chọn số 1 tại Kispesti.

Có không ít người lầm tưởng ông chỉ vang danh khi gia nhập CLB Real Madrid, nhưng thực tế tên tuổi của huyền thoại này đã được biết đến khá rộng rãi từ khi còn thi đấu cho Honved Kispest – đội bóng giàu truyền thống nhất của Hungary. Puskás khởi nghiệp với tư cách cầu thủ trẻ của CLB Kispest – nơi cha ông làm HLV. Ban đầu, trước khi được ký hợp đồng chính thức vào năm 12 tuổi, huyền thoại này đã phải chơi dưới cái tên bí mật Miklós Kovács. Năm 1949, được bộ quốc phòng Hungary tiếp quản, AC Kispest trở thành đội bóng quân đội với cái tên mới là Honvéd Kispest. Vì các thành viên cũng được coi như một quân nhân nên chẳng mấy chốc nhờ thành tích đá bóng xuất sắc, Puskas được thăng hàm thiếu tá. Và biệt danh “thiếu tá siêu tốc” cũng ra đời từ đó.

Trong thập niên 50 thế kỷ trước, cùng với các đồng đội tài năng ở đội tuyển Hungary như Zoltán Czibor, Sándor Kocsis (hai cựu ngôi sao của Barcelona), József Bozsik và Nándor Hidegkuti, Ferenc Puskas (với tư cách thủ quân) đã tạo nên một “đế chế” hùng mạnh mà hiếm thế lực bóng đá tự cổ chí kim nào có thể sánh được.

Puskas đã giúp CLB giành được 5 chức vô địch quốc gia. Ngoài ra, ông còn giành 4 danh hiệu vua phá lưới ở các mùa bóng 1947-48, 1949-50, 1950-1951 và 1952-1953 (với số bàn lần lượt là 50, 31, 25, và 27). Nếu chỉ tính mùa bóng 1947-1948, Puskas là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất tại một giải vô địch quốc gia thuộc châu Âu.

Sau những biến động chính trị ở Hungary giai đoạn đó, ông quyết định theo chân các người đồng đội đến Tây Ban Nha chơi bóng và gia nhập Real Madrid. Tại đây, ông được chơi bóng bên cạnh những siêu sao đương thời Di Stéfano, Gento, Kopa hay Santamaria.

Mặc dù không có được những yếu tố cần thiết mà một tiền đạo điển hình cần có như chiều cao, khả năng tranh bóng trên không,… Nhưng bù lại, Puskas lại sở hữu một chiếc chân trái vô cùng khéo léo, cùng tốc độ của một chiếc phi cơ. Puskas thực sự một “cỗ máy ghi bàn” hiếm thấy trong lịch sử bóng đá.

Ghi bàn nhiều là chuyện, mà toàn siêu phẩm lại là điều không phải cầu thủ nào làm được. Kĩ năng dứt điểm của Puskas phải nói rằng không ai có thể sánh bằng. Từ úp mu, cứa lòng cho đến sút phạt, bàn thắng nào của huyền thoại này cũng có độ thẩm mĩ cực cao. Chính vì vậy, FIFA đã dùng tên ông để đặt cho giải thưởng “Bàn thắng đẹp nhất năm” của tổ chức này.

Trong 8 mùa bóng khoác áo “kền kền trắng”, Puskas đã ghi được 156 bàn trong 180 trận tại La Liga. Về khoản danh hiệu nội địa, ngoài 5 chức vô địch Tây Ban Nha liên tiếp (1961-1965), “thiếu tá siêu tốc” còn sưu tập thêm 4 giải thưởng Pichichi (vua phá lưới) ở các năm 1960, 1961, 1963, 1964 (khi đã 37 tuổi) với số bàn thắng lần lượt là 26, 27, 26 và 20.

Trên đấu trường Cúp C1, tuy gánh nặng tuổi tác đè chặt, nhưng Puskas vẫn kịp chơi 39 trận và ghi được 35 bàn. Đáng kể nhất trong số này là 7 lần lập công bàn ở hai trận chung kết. Tuy nhiên, ông chỉ vô địch Cúp Châu Âu đúng 1 lần trong sự nghiệp.

Trong ngôi nhà huyền thoại của bóng đá thế giới, có hai kiểu người hùng: người thứ nhất có tài năng và cúp vàng, người thứ hai dù xuất chúng nhưng vẫn trắng tay. Ferenc Puskas thuộc lớp thứ hai.

Dù chưa từng một lần giương cao chiếc cúp vô địch thế giới, nhưng tên tuổi của Ferenc Puskas lại sánh ngang cùng những cầu thủ vĩ đại nhất mà giới túc cầu sinh ra

Thế hệ vàng của Hungary đã sản sinh ra những cá nhân tài năng như Zoltán Czibor, József Bozsik, Sandor Kocsis và Nándor Hidegkuti. Đặc biệt, khi hầu hết các đội bóng bấy giờ còn chơi khá hoang dại, với sơ đồ chiến thuật gồm hầu hết là tiền đạo, thì Hungary đã biết áp dụng phong cách khoa học vào lối chơi.

ĐT Hungary với chiến thuật được xây dựng xung quanh “hạt nhân Puskas” và áp dụng thành công sơ đồ chiến thuật 4-2-4 mà HLV Gusztav Sebes đưa ra.

Với tư cách đội trưởng, Puskas cùng các đồng đội đã mang về chiếc huy chương vàng thế vẫn hội Olympic diễn ra ở Helsinki, Phần Lan vào năm 1952. Sau đó, dưới sự dẫn dắt của HLV Gusztav Sebes, các cầu thủ Hungary hành quân đến Thụy Sỹ để tham dự cúp thế giới với thành tích bất bại trong vòng 4 năm.

Đội bóng của HLV Sebes thi triển thứ triết lí tấn công hủy diệt và khiến không ai nghi ngờ về việc họ chính là một trong những ứng cử viên nặng ký nhất của chức vô địch thế giới (42 trận bất bại, trong đó có 35 trận thắng, 7 trận hòa). Chuỗi 32 trận bất bại của “đế chế Hungary” chỉ bị chấm dứt bởi trận thua 2-3 trước Đức ở chung kết World Cup 1954. Trong trận này, do bị chấn thương từ trước, Puskas đã không đạt phong độ tốt. Mặc dù vậy, đích thân ông đã mở tỷ số ở phút thứ 6. Cầu thủ hay nhất bên phía đội thất bại, đã kết thúc trận đấu buồn nhất trong sự nghiệp bóng đá của mình bằng bàn thắng không được công nhận ở phút 88.

>> Xem thêm: Keohay – Kèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay

Bài viết cùng chuyên mục