Michel Platini: Quốc vương của xứ sở Lục lăng

Michel Platini được gọi với biệt danh đầy trọng vọng “Le Roi” (Quốc vương). Danh xưng ấy không hề quá lời cho những chiến công mà Platini đã làm được cho ĐT Pháp trên cương vị cầu thủ.

Michel Platini sinh ngày 21 tháng 6 năm 1955 tại làng Jœuf, miền đông bắc nước Pháp. Platini xuất thân trong một gia đình người Ý di cư sang Pháp. Ông nội của Platini đã rời Piemonte vào cuối thế chiến thứ nhất để đến Lothringen và làm nghề thợ gạch. Cha Michel Platini, ông Aldo Platini là một cựu cầu thủ và là một huấn luyện viên bóng đá. Chính ông Aldo là người đã có công khơi dậy những tiềm năng bóng đá của cậu con trai.

Lớn lên trong một gia đình trung lưu, Platini giống như những người bạn khác đều được bậc phụ huynh cho phép tham gia các trận cầu trên đường phố cho đến khi nào chán chê thì thôi. Michel Platini nhanh chóng ‘tạo dựng’ được tên tuổi trong đám bạn và được các chiến hữu gọi với biệt danh (ít nổi tiếng) – Peleatini.

Platini có khả năng đi bóng uyển chuyển và mềm dẻo như một vũ công samba là do ông trưởng thành từ bóng đá đường phố. Chính nhờ những năm tháng rong ruổi ngoài đường, Platini mới có được sự thanh thoát của một nghệ sĩ sân cỏ, không như những người bạn đồng trang lứa bị khô cứng trong các học viện bóng đá từ quá sớm. Mãi đến năm 11 tuổi, tức là sau 6 năm chơi bóng ngoài đường, Platini mới gia nhập CLB bóng đá địa phương AS Joeuf.

Michel Platini cũng tích lũy được kinh nghiệm và kỹ năng chơi bóng, do đó, ông đã quyết định đầu quân cho FC Metz. Tuy nhiên, câu lạc bộ đã thẳng thừng từ chối Platini chỉ vì ông có vẻ ốm yếu. Không chấp nhận lời khước từ, Michel Platini yêu cầu được kiểm tra thể lực bằng máy móc và sau đó ông đã ngất đi vì cố gắng vượt quá sức chịu đựng cơ thể. May mắn thay, AS Nancy đã thu nhận Platini vì họ thấy được tiềm năng của ông.

Khoảng thời gian thi đấu cho Les Chardons (biệt danh của Nancy) giúp Platini tiến bộ rất nhiều. Ông đã được rèn giũa kỹ năng sút phạt trực tiếp, thứ vũ khí giúp tiền vệ sinh năm 1955 cùng Zico trở thành cầu thủ nguy hiểm nhất thế giới ở những tình huống bóng chết. . Sau khi thi đấu ấn tượng ở World Cup 1978, danh tiếng của Platini ngày càng lên và một đội bóng tỉnh lẻ như Nancy khó có thể giữ chân ông. Các CLB hàng đầu của Pháp đã tiếp cận nhưng chỉ Saint-Étienne, á quân European Cup 1976, là người giành chiến thắng trong cuộc chiêu mộ thủ quân của Les Bleus. Trong 3 năm gắn bó với đội bóng có biệt danh Les Verts, Platini chỉ giành được duy nhất 1 danh hiệu Ligue 1 vào mùa giải 1980/1981. Tuy nhiên, ở kỳ World Cup 1982 sau khi mùa giải cuối cùng trong màu áo Saint-Étienne khép lại, vận động viên thể thao được sùng kính nhất nước Pháp đã đưa những màn trình diễn và danh tiếng của mình lên một tầm cao mới. Khi đó, tất cả đã phải thừa nhận ông là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

Vòng chung kết World Cup 1982, đội tuyển Pháp của Platini đối đầu Anh ở lượt trận đầu tiên vòng bảng thứ nhất. Sau trận thua này, chẳng ai nghĩ Pháp có thể đi sâu ở giải đấu cả. Trong cuộc chạm trán ở vòng bán kết gặp Tây Đức, Platini là thủ lĩnh tập thể tài năng với sứ mệnh đưa Les Bleus lần đầu tiên lọt vào trận chung kết cúp thế giới. . Dù không được đánh giá cao, Pháp vẫn xuất sắc tiến vào bán kết gặp Tây Đức – trận đấu được đánh giá là hấp dẫn bậc nhất mọi thời đại. Như tiếng gọi của số phận, Platini chứng kiến 2 sự kiện đáng chú ý của trận đấu: Pháp bị Tây Đức lội ngược dòng dù đã dẫn trước 3-1 và pha va chạm kinh hoàng giữa thủ thành Schumacher với Pattrick Battiston. Không có penalty, lá cờ tam tài đã không phất cao sau loạt luân lưu đầy may rủi.

Suốt giải đấu, Platini luôn thể hiện những màn trình diễn hoàn hảo trên sân. Thanh thiếu niên trên khắp thế giới sao chép phong cách “Parisian chic” của ông với đôi giày Adidas và đôi tất đỏ kéo lên tới tận đầu gối, chiếc áo không sơ vin để lộ ra số 10 ở phần chân trái của chiếc quần trắng cộng thêm mái tóc dày, xoăn đen. Diện mạo ấy trở nên hoàn hảo khi cầu thủ số 10 đứng như có vẻ thờ ơ, hai tay chống vào hông khi đang quyết định sẽ sút phạt đưa trái bóng tới vị trí nào. Ông chính là một thần tượng theo nghĩa thuần túy nhất. Bên cạnh những Alain Giresse, Luis Fernandez và Jean Tigana, ông đã tạo nên “carré magique” (hình vuông ma thuật) và nhận biệt danh “Le Roi” (Đức vua) bởi những gì đã thể hiện trên sân cỏ.

Sau World Cup 1982, Platini rời nước Pháp để đến Ý gia nhập Juventus, thi đấu tại Seria A – giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh thời điểm đó. Tại Juventus, Platini mang chiếc áo số 10 biểu tượng do Liam Brady để lại. Chỉ trong mùa đầu tiên tại đây, Michel Platini ghi đến 28 bàn thắng, giúp Bianconeri vô địch Copa Italia và vào đến chung kết cúp C1. Chủ tịch của Juventus thời điểm đó – Gianni Agnelli nói về Platini: “Chúng tôi cho cậu ấy một mẩu bánh mì, cậu ấy đã làm thêm món gan ngỗng đặt lên đó”. Quả thật Platini đã đem đến Juventus “món gan ngỗng” đặc sản của nước Pháp, một món ăn cầu kỳ và sang trọng – anh đã đáp lại tấm lòng của người hâm mộ nhiều hơn những gì họ kỳ vọng. Từ năm 1983 đến 1985, Platini giành Quả bóng vàng 3 lần liên tiếp. Trong 3 mùa giải đó, ông cũng giành giải thưởng Chiếc giành vàng cho Vua phá lưới Serie A – thành tích xuất sắc với một tiền vệ tấn công thi đấu tại Italia.

Năm 1984, Platini là thủ lĩnh giúp Pháp giành danh hiệu lớn đầu tiên, chức vô địch Euro. Tầm ảnh hưởng của Platini ở đội tuyển Pháp cũng tựa như Maradona ở Argentina 2 năm sau đó. Giống như thiên tài nhỏ bé người Argentina, kỳ Euro 84 chính là đỉnh cao chói lọi của Platini.

Tuyển Pháp, dẫn đầu bởi Platini và nòng cốt là Le Carré Magique (Bộ tứ huyền ảo), đã quét sạch mọi đối thủ. Không ai có thể ngăn cản Platini, ông ghi bàn trong mọi đấu của giải năm đó, bao gồm những cú hat-trick vào lưới Bỉ và Nam Tư, một bàn ấn định chiến thắng trong hiệp phụ ở trận bán kết gặp Bồ Đào Nha và bàn mở tỷ số trước Tây Ban Nha trong trận chung kết. Nếu trước đó có bất cứ nghi ngờ gì thì lúc này chắc chắn không còn nữa: thời điểm ấy ông chính là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới

Đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Platini có lẽ không phải là chức vô địch Euro 1984 mà là trận chung kết cúp C1 châu Âu tại Brussel Bỉ. Trong cuộc ẩu đả giữa cổ động viên Juventus và Liverpool trước trận đấu trên sân Heysel, nơi không đáp ứng tốt các điều kiện an toàn, một bức tường đã sập xuống làm 39 cổ động viên chết, sáu trăm người bị thương. Trận đấu không bị hoãn lại mà chỉ thi đấu muộn với bàn thắng duy nhất ghi được từ cú sút phạt đền thành bàn của Platini. Người tạo ra quả phạt đền không ai khác là Boniek, tiền đạo đá cặp cùng ông tại Juve thời điểm đó.

Rất vui mừng khi đoạt được Cúp C1 đầu tiên trong lịch sử nhưng các cầu thủ Juventus đã bị chỉ trích rằng đã ăn mừng trên xương máu của các cổ động viên. Nói về cảm giác thi đấu tại thảm họa Heysel, Platini cho biết: “Năm 1985, tại sân Heysel Stadium ở Brussel, họ đã cho trận đấu tiếp tục và tôi nghĩ tốt hơn là làm như vậy. Đối với những người xem trận đấu qua truyền hình, họ không hiểu được tại sao chúng tôi còn tâm trạng để thi đấu. Tại sao ư? Bởi vì chúng tôi không biết đã xảy ra một thảm họa trên sân vận động. Chúng tôi được đưa vào phòng thay đồ khi nhận lệnh trận đấu sẽ tạm hoãn. Chúng tôi chỉ biết được sự thật khi hôm sau, về nhà và giở báo ra đọc”.

World Cup 1986 tại Mexico là nỗ lực cuối cùng của Le Roi để chinh phục vinh quang World Cup, dù khi ấy ông mới chỉ 31 tuổi. Đáng tiếc, Les Bleus không thể lặp lại màn trình diễn như họ đã thể hiện 2 năm trước và bị Tây Đức loại ở bán kết.

Thời điểm đó, phong cách thi đấu chậm rãi, khoan thai của Platini dường như bắt đầu đối nghịch với những màn trình diễn ngày càng nhiều tính thể lực hơn của các đối thủ và đồng nghiệp. Nhưng với mọi cầu thủ vĩ đại, tài năng của họ không chỉ nằm trên đôi chân mà còn ở khối óc. Tư duy của Platini luôn luôn nhanh nhạy để ít khi phải đọ thể lực với đối phương bởi ông đã vượt qua họ bằng tâm lý và tinh thần rồi. Chính cái đầu sắc sảo và biết tính toán đó sau này đã giúp ông thành công trong sự nghiệp thứ hai, một nhà quản lý bóng đá – ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngày 29-4-1987, trong trận vòng loại Euro 1988 với Iceland, Michel Platini thi đấu trận cuối cùng dưới màu áo tuyển Lam. Một tháng sau, khi đưa Juventus đến chức vô địch Serie A, Michel Platini chính thức nói lời từ biệt sân cỏ. Đó là trận đấu với Brescia dưới cơn mưa tầm tả tại Serie A vào ngày 29-5-1987.

Thiếu vắng Michel Platini, thành tích của Juventus và tuyển Pháp sa sút không phanh. Tuyển Pháp vắng bóng ở hai kỳ hội bóng đá liên tiếp là World Cup 1990 và 1994. Còn Juventus-thiếu-Platini mỏi mòn chờ chức vô địch Serie A trong suốt 8 năm ròng rã dù rằng khi đó trong đội hình của họ có đuôi-ngựa-thần-thánh Roberto Baggio.

>> Xem thêm: Keohay – Kèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay

Bài viết cùng chuyên mục