Sân vận động Al Thumama tổ chức World Cup 2022

Là một trong những công trình thể thao phục vụ World Cup, sân vận động Al Thumama đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nó còn được mệnh danh là sân vận động tròn nhất thế giới. Cùng Keohay tìm hiểu kỹ hơn nét độc đáo của sân vận động đặc biệt này qua bài viết dưới đây.

>>> Kèo nhà cái chuẩn nhất cho world cup 2022

Giới thiệu Sân vận động Al Thumama

Nằm trong dự án chuẩn bị cho World Cup 2022, sân vận động Al Thumama được khởi công xây dựng vào năm 2017. Tới cuối năm nay, vòng chung kết vô địch thế giới sẽ diễn ra. Vì vậy, sân vận động Al Thumama cũng đang gấp rút được hoàn thiện để kịp phục vụ cho VCK World Cup 2022 sắp tới.

Người chịu trách nhiệm thiết kế chính cho dự án này là kiến trúc sư người Qatar Ibrahim M. Jaidah và nhà tư vấn thiết kế Heerim. Ngoài ra, trong dự án còn có sự góp mặt của kỹ sư kết cấu Thornton Tomasetti và kỹ sư dịch vụ là chuyên gia tư vấn của JAIN.

Nhà thầu Al Jaber Engineering Tekfen Construction sẽ chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ dự án. Đây là một trong những nhà thầu “nức tiếng”, đã từng thi công nhiều dự án lớn tại Qatar. Do đó, người hâm mộ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng công trình.

Sân vận động Al Thumama cũng là sân vận động made in Qatar 100%, do chính những công nhân Qatar dựng nên. Từ đội ngũ kiến trúc sư, các chuyên viên tư vấn kỹ thuật, hay nhà thầu chính đều là người của Qatar. Đây cũng chính là một điều vô cùng tự hào của Qatar tại lần đăng cai FIFA World Cup này.

>>> Soi kèo world cup 2022 mới nhất, chất lượng nhất

Tổng quan Sân vận động Al Thumama

  • Sức chứa: 40.000 người
  • Vị trí của sân vận động: Al Thumama, Qatar
  • Điểm nổi bật của sân vận động: Sân được thiết kế lấy cảm hứng từ chiếc mũ đan gahfiya ở Qatar.

Sân vận động Al Thumama sẽ trở biểu tượng văn hóa mới của đất nước Qatar. Ngoài vẻ ngoài độc đáo gây ấn tượng mạnh, Al Thumama còn ẩn chứa rất nhiều nét đặc sắc khác mà không phải ai cũng biết.

Sân vận động Al Thumama hiện được xây dựng với sức chứa 40.000 người. Nhưng sau khi giải đấu kết thúc, một nửa số chỗ ngồi đó sẽ được dỡ bỏ. Nó sẽ được chuyển đổi thành một khách sạn với quy mô 60 phòng có view hướng ra sân cỏ. Du khách sẽ có được những trải nghiệm thoải mái nhất với không gian là nơi đã diễn ra những trận bóng đỉnh cao trong lịch sử. Số chỗ ngồi và không gian bị dỡ bỏ sẽ được tái sử dụng để quyên góp cho các dự án thể thao khác trong nước hoặc ngoài nước.

Nằm trong định hướng phát triển chung của Qatar, Al Thumama cũng đang nhắm tới mục tiêu đạt được chứng nhận Hệ thống Đánh giá Bền vững Toàn cầu. Dự định hướng đến là đạt được ít nhất bốn sao cho cả phần thiết kế và xây dựng. Nhìn từ bên ngoài, sân vận động Al Thumama được mệnh danh là sân vận động “tròn nhất thế giới”. Nhưng sự thật bên trong, nó mang ý nghĩa văn hóa rất cao.

Thiết kế của sân vận động dựa theo nguyên mẫu là chiếc mũ đan Gahfiya truyền thống của đàn ông Qatar. Trong văn hóa Ả Rập nói chung và đất nước Qatar nói riêng, chiếc mũ Gahfiya là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của một người đàn ông. Nó cũng đại diện cho phẩm giá và sự độc lập của con người Qatar. Ngoài ra, sân vận động Al Thumama còn tượng trưng cho sự trẻ trung và phát triển vượt bậc của Qatar trong bối cảnh thể thao toàn cầu đang cực kỳ phát triển.

Al Thumama sẽ trở thành một trong những sân vận động hiện đại nhất tại Qatar. Không chỉ được đầu tư về sân cỏ hay chỗ ngồi cho khán giả, mà nó còn được trang bị để trở thành khu thể thao liên hợp đa năng. Những thiết kế được chú trọng để ngay cả những người khuyết tật cũng có thể có được trải nghiệm trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó, Al Thumama được tích hợp cả sân tennis, bóng rổ, các đường chạy và đua ngựa… Thậm chí, một phòng khám y học thể thao của Aspetar đạt chuẩn FIFA cũng sẽ được xây dựng ở đây.

Sân vận động Al Thumama sẽ được bố trí một hệ thống làm mát cực kỳ hiện đại với nguồn năng lượng lấy từ mặt trời. Điều này sẽ giúp bên trong sân vận động luôn giữ được nền nhiệt ổn định (khoảng 18 độ C).  Với hệ thống này, dù thời tiết bên ngoài có năng nóng, hay mưa lạnh thì cũng không thể làm ảnh hưởng đến tinh thần của các cầu thủ và cổ động viên.

Sân Al Thumama cũng được thiết kế vô cùng “xanh”. Toàn bộ khuôn viên sân sẽ được trồng khoảng 400 cây xanh với độ che phủ lên đến 84%. So với các sân vận động thông thường, lượng nước ngọt cần thiết sẽ được tiết kiệm khoảng 40%. Lượng nước này sẽ được tận dụng để tưới cho các khu vực xanh trong khuôn viên.

Ngoài ra, có một thông tin thú vị đó là trên sân vận động được đặt theo tên loại cây Al Thumama mọc phổ biến tại nơi này.  Sân vận động Al Thumama sẽ là nơi diễn ra các trận đấu cho đến vòng tứ kết của World Cup 2022. Đây sẽ là một điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua cho mùa World Cup năm nay.

>>> Tip kèo bóng đá uy tín tại đây

Lịch thi đấu Sân vận động Al Thumama

  • Senegal vs Hà Lan: 21/11/2022 23h00 (Bảng A)
  • Tây Ban Nha vs Costa Rica: 23/11/2022 23h00 (Bảng E)
  • Qatar vs Senegal: 25/11/2022 20h00 (Bảng A)
  • Bỉ vs Morocco: 27/11/2022 20h00 (Bảng F)
  • Iran vs Mỹ: 30/11/2022 02h00 (Bảng B)
  • Canada vs Morocco: 01/12/2022 22h00 (Bảng F)
  • 1D vs 2C: 04/12/2022 22h00 (Vòng 16 đội)
  • 1F/2E vs 1H/2G: 10/12/2022 22h00 (Tứ kết 3)

Bài viết cùng chuyên mục